Những lý do khiến pin Android sạc chậm và cách khắc phục

Có rất nhiều lý do khác ảnh hưởng đến tốc độ sạc của một thiết bị Android. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem nguyên nhân và cách khắc phục.



1. Bạn đang dùng một sợi cáp hỏng



Một lý do khá phổ biến khiến Pin sạc chậm là do cáp kết nối. Hãy kiểm tra cáp kết nối Micro-USB để chắc chắn rằng các chân tiếp xúc không bị ăn mòn trong quá trình sử dụng hàng ngày. Nhiều người xài một sợi cáp bị mòn chân tiếp xúc mà không để ý khiến tốc độ sạc giảm đi rõ rệt. Chỉ cần mua một sợi cáp mới để thay thế là nguyên nhân này đã được khắc phục.

2. Nguồn điện cung cấp không đủ


Nhiều người sử dụng cổng USB của máy tính để sạc điện thoại nhưng không để ý rằng nguồn điện của cổng này cung cấp rất nhỏ nên tốc độ khá chậm. Ngay cả với USB 3.0, dòng điện ra chỉ đạt mức tối đa 0.9A (0.5A cho USB 2.0). Chúng tôi không ngăn cản bạn sạc điện thoại bằng cổng USB nhưng liệu bạn có đủ kiên nhẫn để chờ pin đầy? Vì vậy hãy sử dụng Adapter sạc tiêu chuẩn được bán kèm theo máy với một nguồn điện ổn định để cho tốc độ sạc tối ưu nhất.

3. Adapter sạc có vấn đề



Khi cắm Adapter sạc vào ổ điện không đúng cách cũng có thể dẫn đến kéo dài thời gian sạc pin, có thể bạn cắm không sát hoặc có ai đó lỡ động vào làm Adapter bị lung lay và tiếp xúc điện kém. Ngoài ra không loại trừ nguyên nhân các mạch điện tử trong Adapter bị hỏng hóc dẫn đến không đủ nguồn cung cấp cho điện thoại. Hãy xem lại Adapter sạc ngay để có biện pháp thay mới đúng lúc.

4. Thiết bị của bạn đã lỗi thời

Đây có thể là một chủ đề nhạy cảm, vì không phải ai cũng có điều kiện để thay mới điện thoại thường xuyên. Các thiết bị hiện đại sẽ có bộ vi xử lý hỗ trợ công nghệ sạc nhanh (Ví dụ như công nghệ Quick Charge của Qualcomm), ngoài ra một số thiết bị có khả năng tăng điện áp nguồn sạc (điển hình như công nghệ VOOC của OPPO). Những thiết bị cũ chắc chắn sẽ sạc chậm hơn so với những thiết bị mới, biện pháp cho vấn đề này là thay mới điện thoại (Nếu bạn có điều kiện).

5. Pin hỏng


Đã có nhiều trường hợp các nhà sản xuất phải thu hồi toàn bộ lô pin do lỗi kỹ thuật. Ngoài ra, theo thời gian và mức độ sử dụng thì chất lượng của viên pin cũng giảm đi đáng kể (bị chai, phù, không giữ điện...). Hãy tính đến việc mua một viên Pin mới để thay thế nếu như gặp phải trường hợp trên.

6. Do thói quen sử dụng

Bạn là một người nghiện Facebook, tiêu tốn hàng giờ vào trò chơi Candy Crush Saga hay một thứ hấp dẫn nào khác trên điện thoại mà bất chấp cả việc vừa sạc vừa sử dụng. Giữ màn hình hiển thị luôn luôn bật làm mất rất nhiều thời gian để viên pin trong máy được sạc đầy, Hãy tắt nguồn điện thoại và sạc pin một cách nghiêm túc để kéo dài tuổi thọ và thời gian sạc cũng sẽ được cải thiện.

7. Các ứng dụng chạy nền đang "Nuốt" pin


Mặc dù màn hình là một trong những nguyên nhân hút pin chính nhưng những ứng dụng chạy nền trên hệ điều hành Android cũng không kém cạnh. Một số ứng dụng "lén lút" chạy trong nền không ngừng vắt năng lượng từ viên pin ngay cả khi đang sạc khiến tốc độ sạc chậm hơn. Không chỉ thế, tuổi thọ của pin cũng bị giảm đi đáng kể.

Biện pháp tốt nhất để khắc phục là nên kiểm tra và thường xuyên đóng những tác vụ chạy nền không cần thiết.

8. Cổng sạc bị bám bụi bẩn



Môi trường xung quanh đầy bụi bẩn như hiện nay thì việc cổng Micro-USB trên điện thoại của bạn bị kẹt bụi và đồ dơ là điều có thể xảy ra. Những hạt cát hay đồ dơ nhỏ có thể lọt vào bất kì lúc nào và sau đó, bạn cắm cáp vào để sạc -> những hạt đồ dơ đó sẽ chui vào sâu hơn và kẹt trong ngóc nghách của cổng kết nối gây nên tình trạng dẫn điện kém.

Sử dụng tăm bông hoặc một cái que nhỏ, mềm để lấy những vết bẩn ra khỏi cổng kết nối ( Lưu ý là phải nhẹ tay).

9. Cổng Sạc bị hỏng

Có một vài trường hợp cổng Micro-USB bị lỗi khiến tốc độ sạc giảm đi trông thấy. Nếu máy còn bảo hành, hãy mang đến trung tâm gần nhất hoặc đem ra tiệm điện thoại để người có chuyên môn sửa lại (hoặc thay mới) cho bạn. chúc vui

10. Cổng sạc bị ăn mòn


Theo thời gian, cổng sạc có thể dễ bị ăn mòn các chân tiếp xúc. Theo dõi và lau chùi hợp lý để giữ cổng kết nối luôn sạch tránh xa những tác nhân có thể ăn mòn khác.

KẾT

Trên đây là 10 lý do khiến tốc độ sạc điện thoại chậm đi đáng kể, nếu bạn còn lý do nào khác, hãy chi sẻ bên dưới.

Nguồn Techrum

Chia sẻ Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment